Nguyên nhân và cách xử lý nước hồ cá bị xanh【CHI TIẾT - HIỆU QUẢ】
Hồ cá luôn là điểm nhấn nổi bật và mang nhiều ý nghĩa trong mỗi khu vườn của gia chủ. Tuy nhiên nước trong hồ cá chuyển sang màu xanh là điều mà mọi chủ sở hữu đều phải trải qua ở một giai đoạn nào đó, đây chính là dấu hiệu cho thấy hệ sinh thái trong hồ cá bị mất cân bằng. Dưới đây là nguyên nhân và cách xử lý nước hồ cá bị xanh được các kỹ sư của Đại Phú đúc kết sau nhiều năm “chinh chiến” trong ngành hồ cá.
Hồ cá luôn là điểm nhấn nổi bật và mang nhiều ý nghĩa trong mỗi khu vườn của gia chủ. Tuy nhiên nước trong hồ cá chuyển sang màu xanh là điều mà mọi chủ sở hữu đều phải trải qua ở một giai đoạn nào đó, đây chính là dấu hiệu cho thấy hệ sinh thái trong hồ cá bị mất cân bằng. Dưới đây là nguyên nhân và cách xử lý nước hồ cá bị xanh được các kỹ sư của Đại Phú đúc kết sau nhiều năm “chinh chiến” trong ngành hồ cá.
1. Nguyên nhân nước hồ cá koi bị xanh
Rêu, tảo xanh được xem là loại thực vật góp phần làm phong phú thêm cho hệ sinh thái hồ cá. Nhưng rêu xanh phát triển quá mức không những gây mất vẻ đẹp cho hồ cá mà còn con gây hại cho cá.
Sau một thời gian, nếu không thường xuyên bảo dưỡng hệ thống lọc hoặc không vệ sinh hồ đúng cách thì nước hồ cá sẽ dần chuyển sang màu xanh lá do sự phát triển quá mức của tảo. Đó chỉ là hai trong số rất nhiều nguyên dẫn đến việc hồ cá bị đục. Vậy thì còn những nguyên nhân nào khác?
Cần tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý nước hồ cá bị xanh để chăm sóc hồ cá koi đúng cách, bảo vệ vẻ đẹp cho hồ các của gia đình
Có nhiều nguyên nhân khiến nước hồ cá bị xanh
Nước hồ cá bị xanh chính là do sự phát triển quá mức của Tảo trong nước khi nồng độ Nitrat và Phốt phát trong nước cao, vậy sự phát triển của Tảo là do đâu?
Xác thực vật: Lá, cây chết hay cắt cỏ rơi xuống nước phân hủy và tạo thành bùn. Bùn tích tụ dưới đáy ao sẽ giải phóng chất dinh dưỡng vào nước cung cấp thức ăn cho Tảo phát triển khiến hồ nước bị xanh.
Chất thải của cá: Chất thải cũng như chất nhờn của cá thải ra trong ao phân hủy thành Nitrat làm thức ăn cho Tảo.
Thức ăn dư thừa: Cho cá ăn quá nhiều, thức ăn dư thừa cá không ăn sẽ bị phân hủy tạo thành thức ăn nuôi dưỡng Tảo.
Không đủ cây trong hồ: Một số loại cây thủy sinh trong hồ có thể giúp giảm Tảo vì chúng tiêu thụ Nitrat và Phốt phát trong nước, nhưng quá ít khiến Tảo phát triển mạnh mẽ. Một số loại cây thủy sinh tốt có thể trồng để làm trong nước hồ cá ngoài trời có thể kể đến như: trúc thủy sinh, lan nước, rong đuôi chồn, cỏ thìa,…
Ánh sáng mặt trời: Hồ cá ngoài trời đặt ở có quá nhiều ánh sáng sẽ tạp điều kiện giúp cho rêu, tảo dễ dàng quang hợp khiến chúng phát triển mạnh và lan nhanh trong hồ hơn.
Kỹ thuật thiết kế
Do kỹ thuật thiết kế ban đầu không đúng hoặc trong quá trình thi công sơ xuất không xử lý vi sinh vật ngay từ đầu cũng là nguyên nhân khiến nước hồ cá bị xanh.
Hệ thống lọc không đạt chuẩn cũng là một nguyên nhân. Những kỹ thuật non tay thường sẽ không am hiểu tường tận hệ thống lọc đạt chuẩn của một hồ cá koi ngoài trời. Từ đó dẫn đến việc hệ thống lọc hoạt động không hiệu quả.
Vệ sinh: Công tác vệ sinh hồ cá cũng rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái trong hồ cá. Ít vệ sinh hồ cá, các chất bẩn, rêu, tảo bám vào thành hồ lâu ngày không được diệt sạch sẽ tiếp tục sinh sản và phát triển mạnh mẽ trở lại.
cách xử lý nước hồ cá bị xanh được nhiều người quan tâm
2. Cách xử lý nước hồ cá koi bị xanh
Hiện nay, nếu nói đến cách xử lý chất bẩn hay cách trong nước hồ cá ngoài trời hiệu quả nhất, có lẽ người ta sẽ nhắc bạn 2 phương pháp chính: lọc cơ học và lọc sinh học.
2.1. Phương pháp lọc cơ học
Loại lọc này chính là cách dùng màng lọc và hộp lọc để có thể làm sạch nước và loại bỏ chất bẩn.
Cơ chế hoạt động:
Dòng nước được bơm đưa qua các tấm tơ sợi và các chất bẩn sẽ được giữ lại.
Hệ thống lọc cơ học có thể loại bỏ được các chất bẩn nhỏ tới 3 micron và thậm chí là những vi khuẩn có hại.
Tuy nhiên, hệ thống này nên được làm về sinh thường xuyên vì sau một thời gian sử dụng nó sẽ bị tắc nghẽn.
Có thể kể đến một số phương pháp lọc cơ học khác như: thay nước sạch để làm loãng chất bẩn trong hồ, nhưng không nên thay nước quá nhiều vì có thể ảnh hưởng đến cá.
Phương pháp lắng ly tâm
Cơ chế hoạt động:
Sử dụng máy bơm để tạo lực đưa nước thải từ hồ vào một khoang chứa hình trụ.
Sau đó tạo một lưu tốc lớn để đẩy chất thải xoay tròn và lắng xuống đáy khoang chứa.
Cuối cùng, chất thải được đưa ra ngoài thông qua một đường ống ở đáy khoang chứa.
Nhược điểm của phương pháp này là chi phí thiết kế và thi công lớn. Tốn nhiều diện tích do hệ thống ống dẫn và khoang chứa cồng kềnh.
Ưu điểm là bạn có thể loại bỏ hầu hết các chất bẩn trong hồ cá.
Phương pháp Protein skimmer
Cơ chế hoạt động:
Phương pháp này dựa vào cơ chế dùng bọt khí để đưa chất bẩn ra khỏi hồ giống như hiện tượng sóng biển đẩy bọt bẩn lên bờ.
Phương pháp làm trong nước hồ cá ngoài trời này rất dễ thực hiện và rất tiết kiệm điện, hơn nữa có thể thay thế được các loại bơm tạt cũng như cung cấp oxy cho hồ.
Tuy nhiên, đây là phương pháp cơ học được ưu tiên khi tiến hành lọc ở bể cá.
Phương pháp Bakki shower
Bakki shower hay ở Việt Nam hay gọi là hệ thống lọc dàn mưa hay bộ lọc thác bakki. Nguồn gốc của tên gọi này dựa vào kết cấu của hệ thống lọc bao gồm nhiều tầng giống như một thác nước.
Bakki shower bao gồm nhiều tầng, mỗi tầng là một vật liệu lọc riêng biệt.
Nước bẩn từ hồ cá sẽ được máy bơm dẫn lên hệ thống lọc và cho chảy từ trên xuống qua từng tầng vật liệu lọc. Sau đó, nước sẽ được tiếp tục đưa qua hệ thống xử lý sinh học hoặc dẫn trực tiếp vào hồ.
Nhược điểm duy nhất của hệ thống này là cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích và không gian. Về chi tiết cách xây dựng hệ thống lọc Bakki Shower chúng tôi sẽ nói kỹ hơn ở các bài viết sau.
Có 2 phương pháp chính: lọc cơ học và lọc sinh học
2.2. Lọc sinh học
Hồ cá Koi sử dụng phương pháp lọc sinh học là quan trọng nhất. Bởi chúng có thể loại được những chất độc hại như Amonia và Nitrite.
Phương pháp này trong hồ Koi hoạt động theo chu trình Ni-tơ trong tự nhiên.
Một số phương pháp lọc sinh học:
Lọc dùng vi khuẩn hiếu khí
Là phương pháp duy trì nồng độ oxy cao trong ngăn lọc vi sinh. Phương pháp này nhanh hơn cách dùng vi khuẩn kị khí.
Lọc sử dụng thực vật
Trồng các loại cây thủy sinh hay làm bẫy rêu để loại bỏ độc tố. Tuy nhiên cần phải cắt tỉa và thu hoạch chúng thường xuyên để không bị phản tác dụng khi chúng chết.
Lọc dùng tia UV
Các ánh sáng tia UV (làm sạch bằng tia cực tím) sẽ rất có ích khi chúng giúp diệt vi khuẩn có hại, tảo và các ký sinh trùng, đồng thời chúng còn có công dụng làm đẹp thêm cho hồ cá của bạn.
Trên đây là nguyên nhân và cách xử lý nước hồ cá bị xanh hiệu quả nhất hiện nay. Để có thể loại bỏ rêu xanh hiệu quả thì cần đến các đơn vị chăm sóc hồ cá koi chuyên nghiệp. Hãy liên hệ với Đại Phú để sở hữu dịch vụ chăm sóc hồ cá koi tuyệt vời và hiệu quả nhất!
Công ty TNHH MTV Cảnh quan ĐẠI PHÚ
Chuyên: Cho Thuê Cây Cảnh | Thiết Kế - Thi Công - Chăm Sóc Cảnh Quan - Sân Vườn - Hồ Cá Koi
Tại Tp.Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai - Nha Trang
Hotline | Zalo Tư vấn miễn phí: 0936 052 533 (Mr.Lễ)
Email: caycanhdaiphu@gmail.com | daiphu.dp@gmail.com
Website: dichvucaycanh.vn | caycanhdaiphu.com
Facebook: facebook.com/daiphulandscape
Trụ sở chính: 52/28/2 Đường số 12, KP.4, P. Tam Bình, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM (cuối hẻm 50)
Chi nhánh: 1010 Đường 23/10, Phú Trung, Vĩnh Thạnh, Tp.Nha Trang, Khánh Hòa.
Xem thêm